- TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY
- Tìm hiểu về Công ty có hoạt động như thế nào? với loại hình công ty này phải nộp những loại thuế gì? Có gì cần phải lưu ý? Hay sai ở chỗ nào và kinh nghiệm khắc phục?
- Tên Công ty
- MST
- Địa chỉ
- Lĩnh vực kinh doanh: thương mại, dịch vụ, xây dựng hay sản xuất
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh về mặt hàng gì? Trong ĐĂNG KÝ KINH DOANH có đăng kí ngành nghề này không?
- Trong khóa học kế toán tại Cty Gia Thành Phát là công ty thương mại kinh doanh gỗ các loại và sản xuất 2 thành phẩm là cửa sổ thông với khu làm việc và bàn làm việc của Giám đốc.
- Đối với ngành nghề kinh gỗ là lĩnh vực thương mại nên khi nhập mua hàng các loại gỗ sẽ hạch toán vào TK 156 – Chi tiết từng loại gỗ
- Đối với sản xuất 2 thành phẩm: mọi người mở giáo trình Tr181 sẽ thấy Cty sx 2 mặt hàng đó là cửa sổ thông với khu làm việc và bàn làm việc của Giám đốc thì sẽ có phần tính giá thành của sản phẩm.
2. NHẬP SỐ DƯ ĐẦU KỲ
- Nhập số dư đầu kì sẽ căn cứ vào BCTC năm trước liền kề
- Cty Thành Gia Phát đang hạch toán chứng từ Q1/2023 nên số dư đầu kỳ 2023 sẽ căn cứ vào BCTC 2022
- Trong BCTC 2022 sẽ căn cứ vào Bảng cân đối phát sinh tài khoản – lấy 2 cột Dư Nợ, Dư có cuối kỳ 2022
- Để nhập số dư đầu kỳ trên Misa làm các bước như sau:
- Nghiệp vụ/ Nhập số dư ban đầu/Số dư tài khoản => Trong phần “số dư tài khoản” sẽ nhập hết toàn bộ các số dư có trong mục này, còn các số dư nào không có trong mục này sẽ khoanh tròn lại để nhập tại tab khác
- Một số các tab cần phải nhập chi tiết số dư như: số dư TK ngân hàng, Công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp, công nợ nhân viên, tồn kho vật tư, hàng hóa; CCDC, TSCD
3.NHẬP HÓA ĐƠN MUA VÀO
– Trước khi nhập hóa đơn mua vào chúng ta cần kiểm tra tính hợp lệ, hợp lí của hóa đơn mua vào như sau:
+ Hóa đơn mua vào đầy đủ thông tin cty Thành Gia Phát chưa? Hóa đơn có mã của CQT không? Tra cứu trên trang https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ của Tổng cục thuế hóa đơn này có được chấp nhận không? Xác định hóa đơn mua vào là hóa đơn gốc phát hành lần đầu hay hóa đơn thay thế hay hóa đơn điều chỉnh để hạch toán đúng kì đó.
+ Bộ hồ sơ kèm hóa đơn mua vào: hóa đơn + hợp đồng+ biên bàn giao hàng + phiếu xuất kho + thanh lý ( nếu có) đầy đủ và hợp lí không?
– Khi kiểm tra hóa đơn mua vào đã hợp lệ, hợp lí
– Xác định hóa đơn mua vào thuộc hóa đơn mua hàng hóa hay hóa đơn mua dịch vụ để chọn nghiệp vụ hạch toán mua hàng hay mua dịch vụ => chúng ta hạch toán vào phần mềm Misa như sau:
Phân hệ mua hàng/Mua hàng hóa, dịch vụ/ Thêm/ chứng từ mua hàng
Lưu ý:
- Mua hàng hóa để bán hạch toán TK156
- Mua nguyên liệu để sản xuất hạch toán TK152
- Mua công cụ dụng cụ dùng luôn không qua kho hạch toán TK242
- Mua TSCĐ hạch toán TK211
- Sử dụng dịch vụ mua ngoài: điện, nước, internet hạch toán TK642
- Chi phí vận chuyển hàng về kho (khâu mua vào) chọn là chi phí mua hàng
– Đối với CCDC: hạch toán vào chứng từ mua hàng => vào phân hệ CCDC để ghi tăng CCDC => Những CCDC như bàn ghế, máy tính, máy in, đồ dùng VP, sửa chữa VP,…. có trị giá mua chưa VAT dưới 30tr được coi là CCDC và phân bổ tối đa 36 tháng.
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng thực tế mà lựa chọn thời gian phân bổ CCDC cho phù hợp, có những CCDC giá trị nhỏ dưới 1tr có thể đưa thẳng vào CP doanh nghiệp mà không cần phân bổ qua 242
+ Thời gian ghi tăng là ngày bắt đầu đưa CCDC vào sử dụng
+ Cuối tháng phân bổ CCDC
– Đối với TSCD: hạch toán phân hệ mua vào vào TK 211 => vào phân hệ TSCD để ghi tăng TSCD
+ Khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên giá của tài sản cố định được chia thành hai loại: TSCD hữu hình và TSCD vô hình
+ Điều kiện ghi nhận TSCD: Điều 3 thông tư 45/20130TT-BTC, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (1)
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; (2)
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên
+ Xác định nguyên giá TSCD:
Nguyên giá TSCĐ | = | Giá mua thực tế phải thanh toán | + | Các khoản phí , thuế trước bạ, nhập khẩu | + | Các chi phí liên quan |
Trong đó:
- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại;
- Các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm tài sản cố định trở thành sẵn sàng sử dụng, bao gồm:
- Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định.
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
- Chi phí nâng cấp.
- Chi phí lắp đặt, chạy thử.
- Lệ phí trước bạ.
- Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
+ Thời gian khấu hao TSCD: Căn cứ vào Phụ lục I – khung thời gian trích khấu hao TSCD các loại TSCD của thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của BTC.
4. NHẬP HÓA ĐƠN ĐẦU RA
– Kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của hóa đơn bán ra: ( giống như kiểm tra hóa đơn mua vào )
– Hạch toán hóa đơn bán hàng trên phần mềm Misa: Bán hàng/ bán hàng/ Thêm/ Điền đầy đủ các thông tin trên các tab của chứng từ bán hàng.
Lưu ý: + Đối với hóa đơn “Trả lại hàng bán”, ” Giảm giá hàng bán” thì hạch toán vào phân hệ “bán hàng” => ” trả lại hàng bán” hoặc ” giám giá hàng bán”
+ Hóa đơn kỳ nào cần kê khai vào kỳ đó
+ Hóa đơn điều chỉnh/hóa đơn thay thế -> kê khai vào kỳ phát sinh hóa đơn gốc.
+ Hóa đơn có ngày lập và ngày ký lệch nhau -> Đ9, NĐ123/2020/NĐ-CP”Khi đó, kê khai thuế theo ngày lập hóa đơn”. Có 2 quan điểm:
* THỰC HIỆN: Bên bán kê khai theo ngày lập, bên mua kê khai theo ngày ký
5. HẠCH TOÁN NGÂN HÀNG
– Căn cứ để hạch toán ngân hàng là sổ phụ NH + giấy báo nợ + giấy báo có + các chứng từ khác kèm theo ( hồ sơ vay, giải ngân, hợp đồng mua bán ngoại tệ….)
– Nếu trong kì phát sinh TK ngân hàng mới thì sẽ khai báo TK NH bằng cách: Danh mục/ Ngân hàng/ tài khoàn ngân hàng/ Thêm
– Giấy báo có – hạch toán vào “ Thu tiền”; giấy báo nợ – hạch toán “ chi tiền”
– Kiểm tra sổ TKNH số dư trên phần mềm Misa tại ngày cuối tháng khớp với số dư trên sổ phụ
6. HẠCH TOÁN LƯƠNG
- Kiểm tra cty có bao nhiêu lao động kí hợp đồng thời hạn, bao nhiêu lao động thời vụ
- Căn cứ vào hợp đồng lao động + quy chế tài chính + quy chế lương thưởng doanh nghiệp để tính lương cho từng nhân viên công ty
- Làm bảng lương trên file excel
- Mức đóng BHXH 2024, tỷ lệ trích BHXH 2024, hướng dẫn cách trích BHXH từ lương NV, trích BHXH do Công ty đóng
- Xác định thuế TNCN phải nộp
- Hạch toán lương và các khoản trích từ lương trên phần mềm Misa: Tổng hợp/ Nghiệp vụ khác/ ….
7. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN XUẤT
– B1: Khai báo thành phẩm Cty sản xuất ra: Danh mục/ vật tư hàng hóa/ Vật tư hàng hóa/thêm/ => khai báo NVL hoặc thành phẩm => chọn tính chất là NVL hoặc thành phẩm
+ Nếu là thành phẩm khai báo thêm tab “Định mức NVL”
– B2: Khai báo đối tượng tập hợp chi phí: Danh mục\Đối tượng tập hợp chi phí/ Thêm/ Chọn đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm
– B3: Xuất kho NVL sản xuất trên Misa: Kho/ Lệnh sản xuất/Thêm/ ( nhớ chọn đối tượng tập hợp chi phí, ngày sản xuất phải trước ngày xuất bán)
B4: Nhập kho thành phẩm sản xuất
Vào phân hệ Kho\tab Nhập, xuất kho, chọn chức năng Thêm\Nhập kho (lưu ý: Đơn giá của thành phẩm nhập kho sẽ được hệ thống cập nhật sau khi thực hiện chức năng Cập nhật giá nhập kho khi thực hiện Tính giá thành)
+ vÀO GIÁ THÀNH/ SẢN XUẤT LIÊN TỤC GIẢN ĐƠN/ Xác định kỳ tính giá thành/ Sản xuất liên tục giản đơn/Thêm
8. TÍNH GIÁ XUẤT KHO
– Vào phân hệ: kho/ tính giá xuất kho/ theo năm, tháng
9. TÍNH THUẾ MÔN BÀI PHẢI NỘP
– Căn cứ để xác định lệ phí môn bài phải nộp là vốn điều lệ trên ĐKKD của DN, lệ phí môn bài có 3 bậc ….
– Nộp lệ phí môn bài có 2 cách nộp:
Cách 1: ra trực tiếp NH nộp tiền vào NSNN
Cách 2: Công ty đã đăng kí nộp thuế điện tử trên hệ thống thuế điện tử thì sẽ nộp qua hệ thống thuế điện tử trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/
– Hạch toán lệ phí môn bài trên PM misa: Nghiệp vụ khác/ thêm/ Điền các thông tin
Lưu ý:
+ Căn cứ theo nghị định 139/2016/NĐ-CP, có 10 đối tượng miễn thuế môn bài, DN thành lập mới trong năm được miễn thuế môn bài
+ Lệ phí môn bài hạch toán TK 33382
10. KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU RA VÀ VÀO TRÊN TỜ KHAI GTGT
NỢ TK33311/CÓ TK133
11. KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH TRƯỚC KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
+ Kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên Bảng cân đối số phát sinh với Bảng tổng hợp nhập xuất tồn, số dư sao kê ngân hàng, tồn quỹ tiền mặt, doanh thu, giá vốn, bảng phân bổ, bảng khấu hao…(Theo giảng viên đã hướng dẫn chi tiết trong file các bươc kiểm tra trươcs khi lập Báo cáo tài chính)
XEM TRONG LINK https://ketoanonline.net/cac-buoc-kiem-tra-bao-cao-tai-chinh/
12. KẾT CHUYỂN DOANH THU, CHI PHÍ SANG TK911 TỰ ĐỘNG
Tổng hợp/ Kết chuyển lãi lỗ => chọn thời điểm kết chuyển => Cất
13. CÁC PHÂN HỆ CÒN LẠI VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
- Xác định lãi và thuế phải nộp
+ Kết chuyển lỗ năm trước sang nếu có
+ Loại chi phí không hợp lý trên chỉ tiêu B1
+ Lợi nhuận còn lại xác định thuế TNDN phải nộp
- Lập BCTC trên Misa
Tổng hợp/ Lập BCTC
Tổng hợp/lập thuyết minh BCTC
14. Hướng dẫn lập BCTC trên excel
15. Đọc phân tích BCTC
16. In sổ sách chứng từ