1. KẾ TOÁN CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
  • Hình thức: Học kế toán Online hoặc Offline hình thức cầm tay chỉ việc cho đến khi thành thạo nghề kế toán.
  • Hotline: Thạc sỹ Hồng Tuệ An 0374020599
  • Đối tượng áp dụng:
(Đối tượng tham gia khóa học)
  • Lợi ích của khóa học

1. Sau khi học xong, học viên tự tin làm các công việc sau:

  • Lập các tờ khai thuế (Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế TNCN…) đúng mẫu biểu, thời hạn và phương pháp lập.
  • Hoàn thiện bộ chứng từ và Bộ sổ kế toán phục vụ thanh tra thuế, quyết toán thuế
  • Lập Bộ Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán TNCN, TNDN cuối năm.
  • Chủ động cân đối doanh thu, chi phí, giảm thiểu số thuế phải nộp
  • Chủ động rà soát, phân tích và tự tin bảo vệ số liệu với cơ quan thuế.
  • Chủ động cân đối xuất hóa đơn đầu ra, đầu vào
  • Quản lý hàng tồn kho, công nợ phải thu, phải trả, doanh thu, chi phí
  • Phân tích Báo cáo tài chính để ra các Quyết định hợp lý

I. Quy trình hạch toán kế toán tránh sai sót khi lên sổ sách và Báo cáo tài chính đối với công ty thương mại và sản xuất

1.Tìm hiểu đặc điểm kinh doanh của công ty

  • Tại sao kế toán phải tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của công ty?
  • Trả lời: Đặc điểm kinh doanh của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến:
    • Một là: Việc tổ chức hạch toán kế toán của công ty.
    • Hai là: Xác định kỳ khai thuế và các loại thuế phải nộp
    • Ba là: Các lỗi sai  thường gặp và cách xử lý đối với đặc thù từng lĩnh vực
  • Ví dụ 1: Công ty A mua bột về để bán (hình thức kinh doanh thương mại) => Kế toán ghi nhận bột là Hàng hóa TK156
  • Ví dụ 2: Công ty A mua bột về để sản xuất bánh kẹo sau bán bánh kẹo ra thị trường (hình thức sản xuất thành phẩm) => Kế toán ghi nhận bột là Nguyên liệu, vật liệu TK152
  • Ví dụ 3: Sản xuất may mặc là mặt hàng chịu thuế GTGT, sản xuất phân bón cây trồng thuộc mặt hàng không chịu thuế GTGT.

1.1.Danh mục hàng hóa mua vào, bán ra để ghi nhận đúng đối tượng kế toán: hạch toán đâu là hàng hóa, đâu là nguyên liệu, đâu là chi phí…

1.2 Nguồn hình thành: Mua nội địa hay mua nhập khẩu?

1.3.Kỳ khai thuế GTGT theo Tháng hay theo Quý?

1.4.Danh mục thành phẩm công ty sản xuất ra, quy chuẩn sản phẩm

1.5. Định mức giá thành sản xuất của từng sản phẩm

Kế toán giá thành phải thu thập được các thông tin liên quan về sản phẩm như sau:

Câu hỏi 1: Để sản xuất sản phẩm này, công ty cần những nguyên liệu gì? Đơn vị tính và số lượng là bao nhiêu?

Câu hỏi 2:  Để sản xuất sản phẩm này, công ty cần những công cụ dụng cụ và máy móc thiết bị gì? định mức bao nhiêu?

Câu hỏi 3: Để sản xuất sản phẩm này, công ty cần chi phí hết bao nhiêu nhân công trực tiếp (Lương và bảo hiểm …liên quan chi phí cho thợ sản xuất)

Câu hỏi  số 4: Để sản xuất sản phẩm này, công ty cần bỏ ra bao nhiêu chi phí chung liên quan: Phân xưởng sản xuất, điện, nước, bảo hiểm …

Ví dụ: Cần sản xuất 1kg bánh quy cần bao nhiêu bột mỳ, đường, sữa, hương vị vani…?

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT

Tên thành phẩm: Bánh quy vị vani

Đơn vị tính: 1 Kg

Tên Nguyên liệuĐơn vị tínhSố lượng
Bột mỳKg1.2
Sữa tươi nguyên chấtLít0.5
ĐườngGr0.2
VaniLít0.1
(Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất 1kg Bánh quy vị vani)

Trích video hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

1.6.Xác định đối tượng tính giá thành

+ Tính giá thành theo đơn đặt hàng

+ Tính giá thành hàng loạt, nhập vào kho sau xuất bán dần

1.7.Phương pháp tính giá thành phù hợp với phát sinh của đơn vị

+ Theo phương pháp giản đơn

+ Phương pháp hệ số

………….

1.8.Vốn điều lệ là bao nhiêu? Trong năm có tăng, giảm không? Đã góp đủ vốn điều lệ chưa?

1.9Xác định bậc thuế môn bài, số thuế môn phải phải nộp, đã nộp?

2. Các bước vào sổ sách kế toán và Lập Báo cáo tài chính

2.1.Xác định số dư đầu kỳ, lấy số liệu từ năm trước chuyển sang

  • Bước 1: Kế toán căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán năm trước, Bộ báo cáo tài chính của liền kề, lấy cột số dư cuối kỳ năm trước chuyển sang đầu kỳ năm nay.
  • Bước 2: Căn cứ vào Bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả chuyển số dư chi tiết theo từng đối tượng khách hàng và nhà cung cấp (TK131, TK331)
  • Bước 3: Căn cứ vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn năm trước lấy số dư cuối kỳ của từng mặt hàng, theo dõi về (số lượng, đơn giá, thành tiền) để chuyển sang.
  • Bước 4: Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí trả trước, Bảng khấu hao tài sản cố định chuyển số dư sang năm nay.
  • Bước 5: Căn cứ vào số dư tài khoản ngân hàng, kế toán nhập số dư chi tiết cho từng tài khoản ngân hàng riêng biệt.
  • Trích video Hướng dẫn nhập số dư đầu kỳ trên phần mềm kế toán Misa
  • vào nghiệp vụ/nhập số dư ban đầu/nhập số dư đầu kỳ/….

2.2.Thu thập chứng từ

  • + In ấn toàn bộ Hóa đơn bán ra, hóa đơn mua vào kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của Hóa đơn
  • + Sắp xếp theo thứ tự ngày tháng
  • +In sao kê ngân hàng, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có, khế ước và hồ sơ vay nợ ngân hàng
  • + Định mức giá thành sản xuất sản phẩm (Mỗi thành phẩm 1 bảng định mức)
  • + Hợp đồng mua bán hàng hóa, Biên bản giao nhận hàng hóa, Biên bản nghiệm thu, thanh lý
  • + Chứng từ liên quan: Phiếu thu, phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho
  • + Chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách …(Nếu công ty có hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu).
  • + Danh sách nhân viên công ty, danh sách người lao động tham gia đóng bảo hiểm, chứng minh (Kèm hồ sơ lao động)

2.3.Nhập hóa đơn đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào)

  • + Mua hàng hóa nhập kho
  • + Mua nguyên vật liệu sản xuất
  • + Mua Tài sản cố định: Phục vụ văn phòng và sản xuất
  • + Mua công cụ dụng cụ: Phục vụ văn phòng, sản xuất, bán hàng
  • + Dịch vụ mua ngoài: Thuê văn phòng, điện, nước, internet…
  • Trích video hướng dẫn nhập hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ trên phần mềm kế toán Misa
  • Vào mua hàng/mua hàng hóa dịch vụ/Thêm

2.4. Trích video hướng dẫn ghi tăng và Phân bổ công cụ dụng cụ tự động trên Misa

  • Vào Công cụ dụng cụ/ghi tăng/Thêm
  • Vào công cụ dụng cụ/phân bổ chi phí/Thêm
  • Lưu ý: Điều kiện ghi nhận là công cụ dụng cụ, thời gian phân bổ và mục đích sử dụng của công cụ dụng cụ.

2.5.Nhập nghiệp vụ liên quan đến giá thành sản xuất

  •  Khai báo danh mục thành phẩm sản xuất
  •  Khai báo định mức nguyên vật liệu sản xuất
  •  Lập lệnh sản xuất
  • Tính giá thành sản phẩm
  • Lưu ý xác định ngày tháng sản xuất sản phẩm.
  • Sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc bán luôn không qua kho
  • Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng.
  • Kỹ năng xây dựng định mức giá thành hợp lý
  • Các lỗi doanh nghiệp  thường gặp và cách xử lý

2.6. Trích video hướng dẫn tính giá thành tự động trên Misa

(Video hướng tính lập giá thành tự động trên Misa)

2.7.Nhập nghiệp vụ liên quan tiền lương, bảo hiểm và thuế TNCN

  • Tính lương phải trả cho các bộ phận
  • Trích bảo hiểm các loại
  • Xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp
  • Các cách tăng chi phí hợp lý nhưng không ảnh hưởng đến bảo hiểm phải nộp và giảm thiểu tối đa số thuế TNCN phải nộp.

2.8.Nhập nghiệp vụ liên quan tiền gửi ngân hàng

2.9.Nhập nghiệp vụ liên quan thuế môn bài

  • Xác định thuế môn bài phải nộp (Bậc thuế môn bài)
  • Công ty mới thành lập hay đã thành lập từ năm trước?
  • Nộp thuế môn bài

2.10. Kế toán phần xuất khẩu và nhập khẩu

  • Xác định tỷ giá ngoại tệ áp dụng đúng chuẩn mực kế toán
  • Ghi nhận doanh thu xuất khẩu
  • Ghi nhận giá trị hàng hóa nhập khẩu
  • Ghi nhận chi phí phát sinh ở khâu nhập khẩu (Phí vận chuyển, phí nâng hạ, phí lưu kho…)
  • ………..

3. Xử lý số liệu các phần hành tổng hợp

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm
  • Xác định trị giá vốn của hàng hóa và thành phẩm theo phương pháp xuất kho
  • Nhập các nghiệp vụ liên quan đến công nợ phải thu, phải trả
  • Kết chuyển lợi nhuận năm trước
  • Nhập các nghiệp vụ khác: Tạm ứng, các khoản vay, mượn…
  • Thực hiện khấu trừ thuế GTGt đầu ra và vào
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.
  • Rà soát lại các nghiệp vụ đã vào tránh tình trạng bị sai, bị sót.
  • Tiến hành lập sổ và Khóa sổ kế toán
  • Tiến hành lập bộ Báo cáo tài chính
  • Tiến hành lập báo cáo quyết toán TNDN, TNCN
  • Đọc và phân tích Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán
  • In ấn sổ sách và chứng từ kế toán đi kèm Báo cáo tài chính
  • Tự tin bảo vệ số liệu với cơ quan thuế.

4.Trích video hướng dẫn Lập Báo cáo tài chính tự động trên Misa

(Video hướng dẫn lập bập cáo tài chính tự động trên Misa)

5. Hướng dẫn nộp Báo cáo tài chính trên trang thuế điện tử (Nộp bằng chữ ký số)

(video hướng dẫn nộp Báo cáo tài chính trên trang thuế điện tử )

6.Hướng dẫn nộp phụ lục Thuyết minh báo cáo tài chinh trên trang thuế điện tử (Nộp bằng chữ ký số)

(Video hướng dẫn nộp phụ lục thuyết minh BCTC)

7. Lập các tờ khai thuế trên phần mềm HTKK

Trích video hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN trên HTKK

  • Căn cứ kê khai
  • Mẫu biểu kê khai
  • Thời hạn kê khai
  • Làm thế nào giảm thiểu tối đa số thuế phải nộp cho doanh nghiệp
(Video hướng dẫn lập tờ khai thuế trên HTKK)

8. Hướng dẫn Lập Báo cáo quyết toán TNDN

(Video hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN)

TRÍCH VIDEO HƯỚNG DẪN LẬP CHỈ TIÊU 131 VÀ 331 TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(video hướng dẫn lập chỉ tiêu 131, 331 trên Báo cáo tài chính)

TRÍCH VIDEO HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRÊN EXCEL

(Video hướng dẫn lập Báo cáo tài chính trên Excel)

TRÍCH VIDEO HƯỚNG DẪN CÁC LOẠI SỔ CẦN IN PHỤC VỤ THANH TRA THUẾ

(video hướng dẫn kết xuất sổ phục vục thanh tra thuế )

VIDEO HƯỚNG DẪN PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỜI ĐIỂM KÊ KHAI THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU VÀ ÁP DỤNG TỶ GIÁ NGOẠI TỆ NHƯ THẾ NÀO?

  1. Căn cứ vào tờ khai hải quan xác định số lượng hàng nhập khẩu, đơn giá ngoại tệ từng mặt hàng nhập khẩu.
  2. Căn cứ vào Hóa đơn tài chính và Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa, kế toán xác định được hình thức thanh toán theo Giá CIF hay giá FOB, thanh toán tiền hàng trước thông quan hay sau thông quan.
  3. Kế toán xác định trị giá hàng nhập khẩu bao gồm giá mua trên tờ khai Hải quan và các chi phí ở khâu thu mua trước và sau thông quan như cước vận tải biển quốc tế, chi phí nâng hạ container, chi phí kiểm hóa, phí Hải quan, phí lưu kho…Các chi phí này được phân bổ cho từng mặt hàng theo tiêu thức phân bổ là giá trị từng mặt hàng.
  4. Nếu công ty thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp trước thông quan thì tỷ giá ngoại tệ áp dụng ghi nhận TK156 là Tỷ giá tại thời điểm thanh toán.  Nếu thanh toán nhiều lần trước thông quan thì tỷ giá ngoại tê áp dụng là tỷ giá bình quân. Nếu thanh toán sau thông quan thì tỷ giá áp dụng là tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nhận hàng. Nếu thanh toán tiền hàng sau thông quan, kế toán phải đánh giá lại chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán với thời điểm ghi nhận TK156, nếu lãi hạch toán vào TK515, Nếu Lỗ hạch toán vào TK635.
  5. Căn cứ vào tờ khai Hải quan xác định được các loại thuế phải nộp: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế nhập khẩu…Các loại thuế này do Cán bộ Hải quan ấn định trên tờ khai nên kế toán không phải quy đổi tỷ giá ngoại tệ áp dụng. Kế toán chỉ có trách nhiệm đi nộp các loại thuế theo thông báo trên tờ khai Hải quan.

Ví dụ ngày trên tờ khai Hải Quan là  25/06/2023 nhưng ngày trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước là ngày 02/07/2023 thì kỳ kê khai thuế GTGT là Tháng 7/2023 (nếu công ty khai theo Tháng) Kỳ kê khai thuế GTGT là Quý 2/2023 (Nếu công ty khai theo Quý).

  • Công ty nhập khẩu tại chi cục Hải quan nào thì Thuế GTGT hàng nhập khẩu được nộp tại Kho bạc nhà nước nơi đó. Không nộp tại kho bạc nhà nước nơi công ty đăng ký kinh doanh.
  • Căn cứ vào giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu vào ngân sách nhà nước để xác định thời điểm được khai khấu trừ thuế GTGT là kỳ nào? Nộp tiền vào thời điểm nào thì sẽ là kỳ được kê khai khấu trừ thuế GTGT.
  • Thuế GTGT hàng nhập khẩu hạch toán Nợ TK1331/Có TK33312
  • Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ TK33312/111.112
(video hướng dẫn hàng nhập khẩu)

VIDEO HƯỚNG DẪN CÂN ĐỐI DOANH THU, CHI PHÍ XUẤT HÓA ĐƠN GIẢM THUẾ PHẢI NỘP

(video hướng dẫn cân đối doanh thu, chi phí xuất hóa đơn)

TRÍCH VIDEO HƯỚNG DẪN PHÂN BỔ CHIẾT KHẤU Ở KHÂU MUA VÀO

(video hướng dẫn phân bổ chi phí mua vào)